Linh hồn của Ray-Ban chính là tinh thần “Never Hide” – “Không bao giờ che giấu” – tự tin thể hiện chính mình với những mẫu kính kinh điển như kính Ray-Ban Aviator (Giọt lệ), Clubmaster, Wayfarer, Vagabond, Cat, Laramie, Mắt tròn John Lennon…
- Cùng chuyên mục Thông tin Ray-Ban
- Cách chọn size kính Ray-Ban phù hợp
- Cách phân biệt Ray-Ban thật giả
- Kính Ray-Ban phi công và biểu tượng thời trang thế giới
Khởi nguồn, kính Ray-Ban ra đời nhằm phục vụ cho các phi công Mỹ chống ánh sáng chói khi bay trên trời nhưng với chất lượng tốt, thiết kế thời trang, độ hữu dụng cao. Chúng nhanh chóng được ưa chuộng trong quân đội Mỹ, sau đó dần lan truyền rộng rãi cho tới các “sao” Hollywood. Đến nay, Ray-Ban trở thành một trong những thương hiệu có doanh số đứng đầu toàn cầu trong thị trường mắt kính.
Linh hồn của Ray-Ban chính là tinh thần “Never Hide” – “Không bao giờ che giấu” – tự tin thể hiện chính mình với những mẫu kính kinh điển như Aviator (Giọt lệ), Clubmaster, Wayfarer, Vagabond, Cat, Laramie, Mắt tròn John Lennon…
Khoảnh khắc ghi dấu ấn quan trọng trong 7 thập niên phát triển của những model kính huyền thoại sau 75 năm (1937-2012). Mỗi bức ảnh đều thể hiện một biểu tượng kính thời trang xuyên thời gian:
Thập niên 30: “Aviator” – RB3025. Điểm chính của bức ảnh là chàng phi công đứng giữa, giơ cao tay về phía trước, đeo kính Ray-Ban Aviator, thể hiện tư thế mạnh mẽ, hiên ngang.
Thập niên 40: “Clubmaster” – RB5154. Chiếc Clubmaster đại diện cho thập niên này được đeo bởi những nhà trí thức và người lãnh đạo phong trào nhân quyền. Bức ảnh lấy ý tưởng từ câu chuyện cuộc đời của Taylor Mead – một nhà văn, diễn viên đồng tính. Ông là người đi đầu trong việc đấu tranh cho nhân quyền. Ray-Ban Clubmaster thể hiện sự tiên phong, liều lĩnh, dám đối mặt với dư luận xã hội để thể hiện bản thân.
Thập niên 50: Đôi trai gái không ngần ngại tung hứng thể hiện cảm xúc tràn đầy hòa mình cùng âm nhạc và điệu nhảy, mặc cho xung quanh đang ngơ ngác nhìn. Meteor RB4168 và gọng mắt mèo Cat RX5226 cặp kính đi cùng khoảnh khắc lịch sử đó.
Thập niên 60: “Vagabond” RB4152 và “Wayfarer” – “Laramie” RB4169. Những cặp kính này đều có điểm chung đó là sự quyến rũ. Bức ảnh chụp ba phụ nữ trẻ đang bước vào một bữa tiệc thượng lưu một cách táo bạo với hình ảnh chiếc váy siêu ngắn phong cách hoàn toàn khác với thái độ tự tin.
Thập niên 70: “John Lennon” – RB3447: Bức ảnh này có thể coi là tấm hình đặc biệt nhất trong chiến dịch huyền thoại Ray-Ban 2012. Chưa cần nhận dạng model kính huyền thoại mà hãy tập trung vào khung cảnh xung quanh. Hình ảnh các thanh niên đang kháng cự lại những cảnh sát có vũ trang gợi nhớ đến phong trào chống chiến tranh bạo lực tại Mỹ những năm cuối thập niên 60. Điều làm nên sự kịch tính của bức hình là cặp tình nhân trẻ đang trao nhau nụ hôn say đắm trong hoàn cảnh hỗn loạn. Sự đam mê, khao khát của họ chính là niềm tin bất diệt vào tình yêu và hòa bình trên toàn thế giới mà những thanh niên trẻ này đang đấu tranh.
Thập niên 80: “Cats 1000” – RB4126. Chiếc Cats 1000 được xem như một phiên bản của chiếc Wayfarer nhưng mang hơi thở hiện đại, phá cách hơn. Ray-Ban muốn khuyến khích mọi người hành động theo những gì họ thích và muốn được trải nghiệm. Hình ảnh cô gái chạy trong mưa chỉ mang trên mình đồ lót, điều mà nhiều người không dám.
1990 – 2000s: “Geek” – . Ngay giữa bức ảnh là chàng trai da trắng mảnh khảnh đang cố hòa nhập vào nền văn hóa Hip-hop của người Mỹ gốc Phi. Hình ảnh này thể hiện sự hòa hợp giữa người Mỹ và người Mỹ gốc Phi, điều này không có tiền lệ trong lịch sử Mỹ. Vấn nạn phân biệt chủng tộc luôn diễn ra trong lòng nước Mỹ. Đó chính là tinh thần “Never Hide” dám thể hiện khát vọng của bản thân. RX5228 đánh dấu bước ngoặt phát triển vượt bậc cả về chất lượng của gọng RayBan vào thị trường.
Năm 2012 đánh dấu lễ kỷ niệm 75 năm thành lập Ray-Ban – thương hiệu kính mắt thời trang nổi tiếng. Từ mẫu Aviator đến John Lennon, Ray-Ban đã chứng minh được sự tiên phong trong xu hướng thời trang của mình.